Nguyên lý, cách thức hoạt động của nhà thông minh
Cùng với phát triển sự bùng nổ của IoT “internet of things”, thì tất cả các thiết bị kỹ thuật số trong nhà bạn đều được kết nối và điều khiển từ xa thông qua ứng dụng hệ thống điều khiển nhà thông minh.
Chúng sẽ được kết nối với nhau và hoạt động tương tác cho nhau chứ không riêng lẻ từng cái một nữa.
Đó là nền tảng mà hệ thống nhà thông minh xây dựng và phát triển hướng tới nhằm tạo ra môi trường sống tối ưu, tốt nhất cho bạn gia đình và những người thân.
Phổ biến nhất, được ưa chuông và sử dụng nhiều nhất là các ứng dụng điều khiển hệ thống chiếu sáng, rèm, hệ thống giám sát an ninh, giải trí và tối ưu các thông số môi trường.

Về nguyên lý hoạt động của nhà thông minh
Cũng giống như việc truyền tải thông tin giữa các máy tính với nhau thông qua mạng Internet thì những hệ thống nhà thông minh này cũng sử dụng một phương pháp kết nối tiêu chuẩn gọi chung là Internet Protocol hay viết tắt là (IP). Nếu tất cả mọi thứ được kết nối và sử dụng Wifi thông qua địa chỉ IP của nó để truyền tải thông tin đến bộ định tuyến kết nối Internet, được điều khiển thông qua trình duyệt web từ bất kỳ nơi đâu bất cứ vị trí nào trên thế giới.
Và đó chính là lí do tại sao bạn lại có thể nhìn thấy hệ thống an ninh của ngôi nhà, điều khiển các thiết bị điện trong nhà như bật/tắt thông qua ứng dụng trên smartphone của mình.
Hệ thống cảm biến là một phần không thể thiếu trong “Internet of Things” (IoT).
Thay vì việc bạn sẽ phải kết nối trực tiếp vào mạng, cảm biến có thể tự động cập nhật, đo lường thường xuyên và liên tục sự biến đổi và chuyển hóa thành tín hiệu điện gửi thông tin truyền đến trung tâm điều khiển thông qua sóng RF.
Khi trung tâm điều khiển thu thập một khối lượng lớn những dữ liệu từ hàng trăm, hàng nghìn, hàng triệu và hơn cả hàng triệu thậm chí nó còn lên đến hàng tỉ thiết bị, cho nên chúng sẽ cần phân phải tích và tìm ra một mẫu chung để có thể thực hiện làm việc một cách thông minh, hiệu quả hơn.
Hệ thống này hoạt động cực kì hiệu quả thông qua hệ thống điện toán đám mây. Như vậy thì, thông tin được truyền tải một cách chính xác nhất, nhanh nhất và hệ thống nhà thông minh sẽ hoạt động đúng chuẩn nhất.
Hệ thống quản lý nhà thông minh
Một hệ thống nhà thông minh cơ bản sẽ được thiết kế gồm có: Một trung tâm điều khiển chính là bộ não của nhà thông minh, bộ điều khiển trung tâm có nhiệm vụ kết nối các thiết bị lại với nhau và để điều khiển toàn bộ hệ thống.
Các thiết bị điện là những vật dụng điện tử trong nhà như các hệ thống cửa nhà, cửa cổng, điều hòa máy lạnh, nóng lạnh, rèm mành, các hệ thống ánh sáng, quạt thông gió, tivi, bếp gas, và ngoài ra còn có thêm hệ thống camera giám sát, bảo vệ an ninh…
Bạn sẽ cần phải cài đặt các thiết bị sau đó bắt đầu thực hiện cho trung tâm điều khiển học lệnh của tất cả các thiết bị đó. Việc tạo lập sử dụng một hệ thống nhà thông minh thế này không quá phức tạp, thậm chí là những người chưa thông thạo, ít tiếp cận tìm hiểu các thiết bị công nghệ lắm cũng có thể tự kết nối và thực hiện học lệnh bằng tài liệu hướng dẫn mà chẳng cần đến nhân viên kỹ thuật có chuyên môn.
Sau khi đã cài đặt và kết nối tất cả, bạn sẽ bắt đầu tạo ra các ngữ cảnh thông minh riêng phù hợp với từng sở thích và hoàn cảnh gia đình bạn.
Chỉ thêm một thao tác như vậy thôi là hệ thống nhà thông minh đã hoàn tất và bạn sẽ tận hưởng cuộc sống với những ngữ cảnh do chính mình tạo ra cũng như điều khiển kiểm soát hoàn toàn tất cả các thiết bị đã được kết nối.